THÁP CHÀM PO SAHNU BÌNH THUẬN
Tháp chàm Po Sahnu còn có tên gọi khác là tháp Phố Hải. Tháp Chàm Po Sahnu là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của vương quốc Chăm Pa ở Bình Thuận. Tháp chàm Po Sahnu nằm trên đồi Bà Nài, hướng mặt ra biển cách thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận 7 km về hướng Đông Bắc.
Giới thiệu về tháp Chăm Poshanư
Tháp chàm Po Sahnu
Người Chăm đã để lại cho nước ta những công trình mang đậm dấu ấn Chămpa cổ. Khu Tháp Chàm Po Sahnu được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8 - đầu thế kỷ thứ 9 theo phong cách Hòa Lai, là phong cách nghệ thuật chăm cổ với nghệ thuật kiến trúc truyền thống tinh tế độc đáo mang đậm dấu ấn thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Chăm Pa. Mục đích xây dựng tháp này là để thờ thần Shiva, là vị thần hủy diệt. Vì theo người Chăm có hủy diệt thì mới có tái tạo cái mới. Vào thế kỷ thứ 15 người Chăm xây dựng thêm một số đền thờ có kiến trúc đơn giản để thờ Công Chúa Po Sah Inu, là người xinh đẹp tài đức chung thủy được hầu hết người dân Chăm Pa yêu quý. Năm 1992 - 1995 nơi này đã được phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và vùi lấp hàng trăm năm nay cùng một số hiện vật từ thế kỷ 15, từ đó tháp này được gọi là tháp Po Sahnu.
Tháp Chăm Poshanư – Nét đẹp trong tinh hoa nghệ thuật kiến trúc của người Chăm
Cấu trúc Tháp được xây dựng nhỏ dần khi lên cao. Hiện nay chỉ còn 3 tháp: Tháp chính, tháp vừa và tháp nhỏ.
- Tháp chính cao 15m có cấu trúc 3 tầng, có một cửa chính hướng về phía đông, tháp còn có 3 cửa giả ở hướng Tây, Nam, Bắc. Trong tháp thờ bệ đá Linga và Yoni làm từ đá xanh đen còn nguyên vẹn. Đây cũng là tín ngưỡng phồn thực tại Việt Nam.
- Tháp nhỏ nhất trong khu tháp Chàm Po Sahnu có chiều cao chỉ khoảng 4m nằm ngay gần tháp chính, cửa tháp hướng về phía Đông. Bên trong thờ thần lửa, những họa tiết trang trí trên tháp hiện nay chỉ còn lại đường nét gốc khá đơn giản.
- Tháp vừa nằm khá xa so với tháp chính, tháp này thờ thần bò Nandin, là vật cưỡi của Thần Shiva. Tháp cao khoảng 12m, được thiết kế tương tự tháp chính, các họa tiết trang trí thì đơn giản hơn tháp chính.
Về cách xây dựng tháp Chàm Po Sahnu thì giống với các tháp Chăm khác, được làm hoàn toàn từ gạch nung. Hàng năm những lễ nghi quan trọng đều được thực hiện ở đây, trong đó lễ Ka Tê là lễ hội lớn nhất của người Chăm theo đạo bà-la-môn. Mặc dù Tháp Chàm Po Sahnu khá nhỏ và không đồ sộ so với các tháp ở tỉnh khác nhưng Tháp Chàm Po Sahnu có 1 nét gì đó rất cổ kính và tính ngưỡng.
Quần thể tháp Po Sahnu
CÂU CHUYỆN TÌNH HUYỀN BÍ
Tuy quy mô tháp Chàm Po Sahnu không được đồ sộ nhưng lại chưa đựng nhiều tinh hoa văn hóa. Tháp gắn liền với truyền thuyết về câu chuyện tình son sắt của công chúa Poshanư với lãnh chúa Po Sahaniempar. Công chúa Poshanư, vượt qua nhiều định kiến xã hội, đã đem lòng yêu và kết hôn với lãnh chúa Po Sahaniempar một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm. Trong những ngày sống hạnh phúc và đã cùng nhau xuống vùng Phú Hài (Phan Thiết) vận động nhân dân xây tháp trên đồi Bianneh (Mũi Né). Thái tử Podam, em ruột của Poshanư từ lâu đã không muốn chị mình lấy một người chồng ngoại đạo. Nhân một chuyến hành hương về Ấn Độ của Po Sahaniempar theo luật Hồi giáo, Podam đã bày mưu chia rẻ hai người. Chàng Po Sahaniempar sau thời gian hành hương trở về không thấy vợ ra đón theo lời hẹn ước, cho rằng bà đã phản bội nên từ bỏ ra đi về phía nam, mang theo trong lòng một mối hận. Khi Poshanư tìm đến để nói lời thanh minh, thì ông đã trao gởi trái tim tình yêu cho nàng Chargo người dân tộc Raglây ở vùng Núi Ông – Tánh Linh. Những năm tháng cuối đời bà Poshanư đã sống một mình thanh thản tại Bianneh. Người Chăm đời sau tạc tượng Bà và thờ Bà trong tháp.
Lễ hội thú vị tại tháp Chăm Poshanư
Để được trải nghiệm rõ hơn nền văn hóa Champa tại Bình Thuận, cùng hòa mình vào không khí vui tươi, những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển của nhưng cô gái Chăm trong trang phục váy, áo lộng lẫy du khách sẽ không khỏi say đắm khi đến đây vào những dịp lễ hội như: Lễ hội Kate - diễn ra vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm ( tháng 9 hoặc 10 Dương lịch)...
Không chỉ thưởng thức điệu múa, hay âm thanh của những nhạc cụ truyền thống như: đàn Kanhi, trống Paranung, kèn Xaranai… mà du khách còn có thể dâng lên lễ vật cúng thần linh để cầu may mắn, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Giá vé để tham quan Tháp Chàm Po Sahnu là 15.000VNĐ. Các bạn lưu ý ăn mặc lịch sự khi tham quan.
Nếu các bạn yêu nét văn hóa Chăm cổ kính, yêu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của đất nước Champa cổ thì hãy tham khảo ngay tour du lịch Nha Trang - Bình Thuận . Chúc quý khách có chuyến tham quan Bình Thuận vui vẻ.